CEO Thúy Phan - Phong cách người đón đầu xu hướng làm đẹp khoa học
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Lần đầu tiên hãng bay của ông Nguyễn Quốc Kỳ lãi 3 tháng liên tiếp
Tối cùng ngày, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 phối hợp các đơn vị chức năng xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy ô tô tại giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1).Khoảng 20 giờ 30 ngày 4.1.2025, tài xế điều khiển ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hướng từ vòng xoay Điện Biên Phủ về đường Nguyễn Thị Minh Khai. Khi đến giao lộ Nguyễn Đình Chiểu - Nguyễn Bỉnh Khiêm (P.Đa Kao, Q.1), ô tô bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Lúc này, tài xế nhanh chóng mở cửa, thoát khỏi ô tô an toàn. Phát hiện vụ việc, người dân xung quanh dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng bất thành. Ngọn lửa nhanh chóng bùng lên bao trùm cả ô tô.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 đã điều động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa.Bước đầu, vụ cháy không gây thương vong về người. Vụ cháy khiến ô tô bị hư hỏng hoàn toàn.Nguyên nhân vụ cháy ô tô đang được tiếp tục làm rõ.
Bí ẩn Đông Trường Sơn
Sau hơn 1 tháng nối dài dải phân cách trên đường Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM), nhiều người chạy xe máy vào giờ cao điểm vẫn thản nhiên đi ngược chiều, bất chấp lỗi này sắp bị phạt tới 6 triệu đồng. Như Thanh Niên đã thông tin, từ đầu năm 2024, tình trạng người đi xe máy thản nhiên nối đuôi nhau, tự ý lấn làn rồi đi ngược chiều trên đường Hai Bà Trưng (đoạn giao Võ Thị Sáu) không còn xa lạ với người tham gia giao thông vào mỗi sáng. CSGT - TT Công an Q.3, Đội Tuần tra dẫn đoàn (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) cho biết không xử phạt xuể các trường hợp vi phạm lỗi này. Đây cũng là hành vi vi phạm khiến những người đi ở chiều ngược lại bức xúc, thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội.
Chúng tôi làm việc với nhau thật dễ, và chơi với nhau thật vui. Trải qua mấy chục năm sống ở Quảng Ngãi, tôi đã ngày càng thấu hiểu người Quảng Ngãi, thông qua những người bạn, những đứa em, đứa cháu của mình hơn. Có thể với xã hội bây giờ, cách sống thật thà, dễ tin, dễ mến của người Quảng Ngãi, thông qua những người tôi quen biết hay thân thiết, chưa chắc đã mang lại cho họ may mắn. Nhưng "Rằng quen mất nết đi rồi", họ vẫn sống như vậy, đối đãi với cuộc đời như vậy, và chấp nhận những rủi ro, nếu có, cũng với tâm thế tự tại, không phải giống một người đắc đạo, mà giống một người quen sống mở lòng. Chẳng biết có phải như bây giờ người ta hay nói: "Mở lòng mình ra sẽ gặp thế giới", vì tâm tính người Quảng Ngãi, tôi biết, không quá phức tạp. Không quá nghĩ ngợi sâu xa. Mà nhiều khi, ngay thẳng, bộc trực, dù có khôn khéo thì vẫn dễ gần. Dĩ nhiên, "người Quảng Ngãi hiện đại" bây giờ thì có những cái khác với "người Quảng Ngãi truyền thống". Nhưng tôi nghĩ, những nét đặc trưng làm nên hồn vía người Quảng Ngãi vẫn khá sâu đậm trong tính cách người Quảng Ngãi trẻ hiện nay.
Nồng nàn vị mắm
Ngày 2.1, ông Nguyễn Thành Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, địa phương có khoảng 200 hộ nông dân trồng hơn 500 ha mía đường.Trước đây, Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang thu mua cây mía, dùng xe tải trọng lớn để vận chuyển sản phẩm lưu thông trên đường đất và đường dân sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây khi Hệ thống kênh thủy lợi Tân Mỹ đi vào hoạt động thì người dân và Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang gặp khó trong việc vận chuyển mía do các con đường chạy dọc theo Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ (đường đi vào cánh đồng mía) gắn biển hạn chế tải trọng 5 tấn đối với đường bê tông và 2,5 tấn đối với đường mương. Theo ông Chinh, để vận chuyển nông sản ra khỏi khu vực các con đường bị hạn chế trọng tải, nông dân phải trả chi phí tiền trung chuyển 100.000 đồng/tấn mía hoặc 1,5 triệu đồng mỗi máy cày/ngày. Chi phí vận chuyển này chiếm hơn 20% lợi nhuận sau khi thu hoạch của nông dân. UBND xã Mỹ Sơn cũng đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng về vấn đề này.Cùng ngày ông Biện Tuấn An, Phó giám đốc Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang, cho biết đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận (đơn vị quản lý, vận hành Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ) đề nghị xem xét hỗ trợ cho vận chuyển đi tắt, cắt ngang qua đường bê tông Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để vận chuyển mía cho nông dân.Trong văn bản phúc đáp, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận, cho rằng các tuyến đường quản lý kênh chính thuộc Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ và tuyến đường quản lý hệ thống thủy lợi hồ Cho Mo đã được lắp biển hạn chế tải trọng 5 tấn và 2,5 tấn nhằm đảm bảo an toàn công trình.Do đó, các phương tiện vận chuyển mía có tải trọng từ 20 - 30 tấn vượt nhiều lần so với tải trọng cho phép của con đường, sẽ gây hư hỏng, giảm tuổi thọ đường quản lý bờ kênh, mất an toàn kênh và ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành và việc đi lại, nên không đồng ý đề xuất của Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang.Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đề nghị Công ty CP đường Biên Hòa - Phan Rang có đề xuất UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức quy hoạch các tuyến đường phục vụ vận chuyển nông sản cho nông dân vùng trồng mía xã Mỹ Sơn.Theo ông Biện Tuấn An, đơn vị đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn bế tắc trong hướng tháo gỡ.